Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Quai bị: Nguyên nhân và biến chứng vô sinh ở nam giới

Bệnh quai bị là loại bệnh nhẹ nhưng nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm… Đối với nam giới quai bị có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh nam. Phụ nữ bị quai bị điều trị không đúng cách cũng ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan sinh sản, điển hình là viêm buồng trứng.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị
Quai bị là loại bệnh lây qua đường hô hấp do siêu vi thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Theo nghiên cứu, những người đã tiêm phòng quai bị thì ít bị lây nhiễm và nếu mắc cũng sẽ nhẹ hơn so với người chưa tiêm phòng. Tuy nhiên, tiêm phòng sau nhiều năm phải tiêm nhắc lại thì mới tránh được.
Các nguyên nhân khác là do một số viruts gây viêm tuyến mang tai cũng có thể là nguyên nhân phát bệnh. Bên cạnh đó việc ăn nhiều tinh bột, do phản ứng thuốc (phenylbutazone, thiouracil, các thuốc chứa iốt) và các rối loạn chuyển hóa (như bệnh đái tháo đường, xơ gan và suy dinh dưỡng) cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.

Quai bị: Nguyên nhân và biến chứng vô sinh ở nam giới  - Ảnh 1Ảnh minh họa
Bệnh quai bị chủ yếu lây qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, uống chung cốc. Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Vì biểu hiện lâm sàng rất khó nhận biết, nên người bệnh dễ lây cho người khác trong thời gian này.
Triệu chứng bệnh quai bị 
Những triệu chứng xuất hiện rất sớm ngay cả trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên. Bệnh nhân mắc bệnh quai bị sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, mất vị giác, và thông thường nhất là sốt và chứng đau đầu.
Khi mới nhiễm virut quai bị bệnh nhân thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng 1-2 ngày).
Bệnh nhân bị sốt cao (39 - 400C) trong 3 - 4 ngày, chảy nước bọt.
Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau 1 hoặc vài ngày lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
Chỗ sưng đau nhưng không tấy đỏ, da bóng lên, ấn không lún, không hoá mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.
Tuyến nước bọt có khi sưng lên rất to làm cằm, cổ bạnh ra làm biến dạng cả mặt. Da vùng tuyến nước bọt sưng, căng, bóng, không đỏ, sờ vào vùng da đó thấy nóng và bệnh nhân kêu đau. 
Cần phân biệt với viêm tuyến hoá mủ do tạp khuẩn hay gặp trong bệnh thương hàn, nhọt ống tai, nổi hạch ở cổ, viêm xương hàm, sỏi trong ống Stenon (hiếm).
Sau giai đoạn khỏi bệnh, hoặc tiêm văcxin thường cơ thể có miễn dịch kéo dài. Hiện nay người ta có thể dùng test da để phát hiện tình trạng có miễn dịch (đã từng mắc bệnh hay được tiêm phòng văcxin). Nếu test này âm tính chứng tỏ cơ thể thiếu hụt miễn dịch qua trung gian tế bào với virut quai bị do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng cơ thể chưa tạo được kháng thể để phòng chống virut.
Biến chứng của bệnh quai bị 
Quai bị có thể gây nên một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khoẻ sau này của người bệnh. Nếu chúng ta nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh để xử lý kịp thời có thể tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra. 
Biến chứng viêm não - viêm màng não
Xảy ra bất chợt và dữ dội, thường vào ngày thứ 3 - 10 sau khi viêm tuyến mang tai. Người bệnh sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi co giật, gáy cứng, rối loạn tri giác hoặc có biểu hiện rối loạn thần kinh sọ. Số đông người bệnh nhẹ có thể hồi phục hoàn toàn do diễn biến của viêm não và màng não là lành tính. Còn nếu bị nặng, sẽ ngất và hôn mê. Cần phải có sự can thiệp ngay của các bác sĩ.
Biến chứng viêm tinh hoàn 
Đây là biến chứng thường gặp nhất, đặc biệt ở bé trai tuổi dậy thì và thanh niên. Biến chứng xảy ra sau 7 - 10 ngày viêm tuyến mang tai, cũng có khi cùng lúc. Người bệnh đột nhiên sốt cao 40 - 41 độ C, lạnh run, nhức đầu, mê sảng, ói mửa, đau bụng, tinh hoàn sưng to, đau nhức nhưng không làm mủ.
Tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần thì giảm. Phần lớn các bệnh nhân viêm tinh hoàn một bên, vài tháng sau chức năng của tinh hoàn bị viêm được phục hồi. Chỉ khi 2 tinh hoàn cùng viêm và teo, người bệnh sẽ mất khả năng sản xuất tinh trùng và không có con. Nếu viêm tinh hoàn bên phải, người bệnh còn có thể bị đau ruột thừa.
Biến chứng viêm tuỵ tạng cấp 
Biến chứng này ít gặp, thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi viêm tuyến mang tai, người bệnh sốt cao, đau bụng, nôn, truỵ mạch. Diễn biến của viêm tuỵ tạng cấp khá lành tính. Người bệnh chỉ cần được nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt, giảm đau là có thể hồi phục sau 2 tuần. 
Ngoài ra bệnh còn gây ra một số biến chứng khác như: Viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác (gây giảm thị lực tạm thời), viêm thanh khí phế quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan, xuất huyết do giảm tiểu cầu. 
Vì viêm tuyến mang tai còn có thể gây ra do các virus khác, do tắc ống dẫn tuyến nước bọt vì sỏi và viêm tinh hoàn còn có thể do lao, Leptospirose, lậu nên trong một số trường hợp khó chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện một số xét nghiệm như: Phân lập virus từ máu dịch họng, dịch tiết từ ống Stenon, nước tiểu hay dịch não tủy. Các phản ứng huyết thanh học: Test ELISA, miễn dịch huỳnh quang, trung hoà bổ thể.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons